Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

THẢO KÍNH CHA MẸ


THẢO KÍNH CHA MẸ
                                             
Lc 2, 22-28

Khi đã đến ngày thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria va ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng : ‘ Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa, và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là đôi chim gáy hay cặp chim bồ câu non”. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ong là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ong được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí dun dủi, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng : Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân : đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại là vinh quang của Israel dân Ngài.

1/ Tinh thần đạo hiếu của người Việt Nam :
+ Đạo hiếu tự nhiên :
-         Những câu ca dao đi vào lòng người : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây “
-         “ Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con “
-         Bậc tổ tiên là những người sinh dưỡng giáo dục chúng ta nên người tốt lành có ích cho xã hội.
+ Đạo Thiên Chúa :
-         Người Kitô hữu chúng ta được Cha Mẹ dạy chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng Đấng Tôn thờ kính yêu trên hết mọi sự . Sau 3 giới răn của  Thiên Chúa là giới răn thảo kính cha mẹ.
-         Chính Thiên Chúa dạy nhân loại chúng ta phải thảo kính Cha Me của mình.
-         Vì thế , Thánh lễ này cùng với gia tộc, chúng ta dâng lễ đặc biệt cầu nguyện cho Ong Bà Cha Mẹ Tổ Tiên , cách riêng cho linh hồn ( ......Đaminh )…..
-         Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho tất cả Quí Cha, Quí Bề Trên, Quí Tu sĩ, quí Ban Hành Giáo, Quí ông bà anh chị em trong Giáo xứ ………. Người còn sống cũng như đã qua đời được sống trong ân nghĩa Chúa.
-         Thành tâm xám hối …..
2/ Đạo làm con .
+ Với tình của người cha :
-         Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi
-         Còn cha gót đỏ như son, một mai cha mất, gót con đen xì
-         Khôn ngoan như ấm ông cha, làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ,  đạo làm con chớ hững hờ,  phải đem kính hiếu mà  thờ từ nghiêm.
-         Lao lực thật vất vả : “ Cha tôi tuy đã già rồi, nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà, sớm hôm vừa gáy tiếng gà, cha tôi đã dậy để ra đi làm
-         Khi bà vợ qua đời “ gà trống nuôi con “ : “ Nghiêng bình mở hộp nút ra, con ơi ! con bú để cha yên lòng.
+ Với tình người Mẹ :
-          Nên non mới biêt non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
-         Ai rằng công mẹ như non, thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.
-         Lòng mẹ như bát nước đầy,  mai này khôn lớn, ơn này tình sao,  nhớ ơn chín chữ cù lao, ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình,
-         Khi con cái đau ốm : “ con ho lòng mẹ tan tành, con sốt lòng mẹ như bình nước sôi,
-         Quên hết cả thân mình vì con : “ nuôi con chẳng quản chi thân, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn…
-         Thật vậy ; “ Công cha nghĩa mẹ cao vời, nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta, nên người con phải xót xa, đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”.
+  Làm con phải hiếu thảo  :
-         Làm người ai cũng có cha mẹ. Đức tính của người con là hiếu thảo. Đạo lý của cuộc đời là thể hiện một người biết thờ Chúa kính cha mẹ.
-         Lời Chúa dạy : “ Thảo hiếu Cha mẹ là của lễ đẹp lòng Thiên Chúa “ ( Cl 3, 20 )
-         Lòng thảo hiếu không chỉ dừng lại ở tấm lòng phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống mà còn kéo dài mãi khi các ngài đã khuất núi, nhắc nhở con cháu kính nhớ ông bà trong các dip lễ Giỗ, lễ Tết.
3/ Tầm quan trọng của việc thảo hiếu :
+ Sách Huấn Ca :
-         “ Ai tôn kính Cha mẹ thì bù đắp lỗi lầm,  ai kính cha mẹ thì tích trữ kho tàng,  ai tôn kính cha mẹ sẽ được vui mừng vì con cái,  ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng “ ( Hc 3, 3-5 )
-         Bởi Đức Chúa sẽ cho con người vẻ vang vì con cái, cho người Mẹ thêm uy quyền với con cái” ( Hc 3, 2 )
+ Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côlosê viết :
-         Ai vâng giữ lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Thiên Chúa “ ( Cl 3, 20 )
-         Chúa Giêu đã vâng phục cha mẹ suốt 30 năm thời gian dài hấp thụ những đức tính nhân bản của Cha mẹ,  và khi hoạt động xứ vụ tông đồ, nhìn vào cách sống của Ngài mọi người phải trầm trồ thốt lên : “ Phúc thay người đã cho Thầy bú mớm “
4/ Người con phải tôn kính cha mẹ.
+ Cha mẹ :
-         Các ngài là người sinh thành nên chúng ta, dưỡng nuôi và giáo dục dạy dỗ chúng ta nên người , và là người trực tiếp đưa chúng ta đến tình yêu Thiên Chúa.
-         Chín tháng cưu mang, 3 năm bú mớm chăm sóc, 15 năm dạy dỗ,  25 năm khuyên bảo, và suốt đời theo dõi quan tâm lo lắng. Bấy nhiêu không thể để con cái tỏ lòng hiếu thảo sao ?
-         Tôn kính cha mẹ bằng cách vâng lời các ngài, vì các ngài luôn muốn cho con cái sống tốt lành, các ngài thấy rõ những gì chúng ta không thấy. Các ngài đại diện Chúa trên trần gian, vâng lời các ngài là chúng ta vâng lời Thiên Chúa.
+ Lời sách Huấn ca :
-         “ Chúng ta hãy ca ngợi những danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ. Các ngài là những vị đạo hạnh, cong đức của các ngài không bao giờ chìm sâu vào quên lãng
-         “ …..Dòng dãi các ngài sẽ hưởng được một gia tài quí báu là lũ cháu đàn con “ ( Hc 44, 10-11)
+ Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữ Ephêsô nhấn mạnh:
-         “ Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Phải tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa,  để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này “ ( Ep 6, 1-3 )
+ Chúng ta tôn kính cha mẹ chân thành:
-         Kính trọng với tất cả tấm lòng chân thành không gỉa dối. Đừng bao giờ báo hiếu vì tính toán, vì danh lợi, vì ích kỷ và ý định cá nhân.
-         Kính trọng và chu toàn phụng dưỡng với tinh thần vượt lên trên bổn phận, không phải đáp trả vì công bằng báo đáp, không phải vì sự vay trả, những là báo hiếu với tất cả tình yêu.
-         Hãy thể hiện lòng hiếu thảo bằng cách quan tâm lo lắng và phụng dưỡng cha mẹ trong mọi hoàn cảnh, lúc cha mẹ vui vẻ, những lúc khoẻ mạnh, những lúc ốm đau, những lúc bệnh tật hay trở chứng.
+ Sách Huấn Ca dạy :
-         “ Con ơi, hãy chăm sóc cha mẹ con khi người đến tuổi gìa;  bao lâu ngươi con sống,  chớ làm người buồn tủi.  Người có lú lẫn con cũng thông cảm.  Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha mẹ sẽ không bị quên lãng và sẽ đền bù tội lỗi con “ ( Hc 3, 12-14 )
+ Quan niệm Đông phương :
-         “ Hiếu hữu tam, đại hiếu tôn thân; kỳ thứ phất nhục; kỳ hạ năng dưỡng
-         “ Báo hiếu có ba hạng : Việc đại hiếu chính là Thứ nhất tôn kính cha mẹ, thứ hai không làm điều ô nhục cho cha mẹ; và sau cùng mới là phụng dưỡng cha mẹ “
-         Điều quan trọng nhất trong việc sống hiếu thảo .  Đó là tấm lòng thành kính của mỗi người con, bao lâu khi còn có thể thì hết lòng phụng dưỡng cha mẹ,  khi không còn có thể được thì biết phó thác cầu nguyện cho cha mẹ dâng cha mẹ trong tình yêu của Thiên Chúa.
5/ Minh hoạ:
+ Truyện chị Thánh Giêtruđê:
-         chị đang sốt sáng cầu nguyện với Chúa “ Nếu Chúa đến thăm con trong căn phòng của con con sẽ rất sung sướng “
-         chúa Giêsu Hài Đồng đã hiện đến với chị, và đang lúc chiêm ngưỡng ngất ngây vẻ đẹp của Chúa hài Đồng thì nghe tiếng gọi của Bà Mẹ Bề Trên sai chị đi làm công việc.
-         Chị chào Chúa Giêsu Hài Đồng rồi mau mắn vâng lời đi ngay, khi chị đã làm xong công việc của Bề Trên trao phó, chị chạy vội về phòng để tiếp tục chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hài Đồng, nhưng lạ thay về đến phòng thì thấy Chúa Giêsu Hài Đồng đã lớn hơn và đẹp hơn.
-         Bấy giờ Chúa Giêsu nói rằng : “ Ta đã lớn lên trong tâm hồn con theo sự vâng lời mau mắn của con”
-         Những người con biết luôn hiếu thảo vâng lời ông bà cha mẹ tổ tiên,  thì cũng sẽ được Thiên Chúa chúc phúc lành như vậy.

 Lm. KD sss


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét